Lịch sử phát triển của ngành khoa học công nghệ vật liệu chịu lửa được bắt đầu từ thể kỷ thứ XIV, giai đoạn này cũng là lúc xuất hiện các lò cao. Nhưng phải đến năm 1810 thì ngành công nghiệp sản xuất vật liệu cách nhiệt mới có mặt ở Đức, năm 1822 có ở Anh và năm 1856 có ở Nga.
Lịch sử phát triển của ngành khoa học công nghệ vật liệu chịu lửa được bắt đầu từ thể kỷ thứ XIV, giai đoạn này cũng là lúc xuất hiện các lò cao. Nhưng phải đến năm 1810 thì ngành công nghiệp sản xuất vật liệu cách nhiệt mới có mặt ở Đức, năm 1822 có ở Anh và năm 1856 có ở Nga.
Nhìn chung, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 35 quốc gia phát triển ngành công nghiệp vật liệu cách nhiệt, trong đó có hơn một nửa sản lượng tập trung ở nước Mỹ và Liên Xô cũ. Cho đến giữa thế kỷ thứ XX, khi mà chiến tranh đòi hỏi đến sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật vũ trụ thì lúc này ngành vật liệu chịu lửa, vật liệu cách nhiệt mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là các loại cacbua, borua, nitrua, silixua, kim loại hiếm, đất hiếm, hợp kim, hợp kim chịu nhiệt,…
Gần đây nhất phải kể đến chính là ở Nhật Bản và Mỹ, hai quốc gia này đã sản xuất thử nghiệm thành công một loại động cơ diezel bằng vật liệu gốm chịu nhiệt ZrO2 ổn định bằng Y2O3. Đây là loại động cơ sẽ làm việc trên 1000 độ C với hệ số tác dụng hữu ích lên đến 48%.
Các chuyên gia đánh giá, các loại động cơ đoạn nhiệt, tuabin khí bằng vật liệu chịu nhiệt composit gốm,… sẽ có nhiều triển vọng thương mại hóa hơn trong tương lai gần.
Ở Việt Nam, vật liệu cách nhiệt cũng được sử dụng từ rất lâu đời (thời Pháp thuộc) nhưng chỉ chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài và chỉ có một vài xưởng sản xuất nhỏ nhưng nguyên liệu lại nhập từ nước ngoài nên cũng không thể nói là đã xuất hiện ngành sản xuất vật liệu cách nhiệt được.