Trong kết cấu của bê tông chịu nhiệt chịu lửa có gia cường bằng thép chịu nhiệt. Do đó, vấn đề quan trọng là phải giải quyết định sự chênh lệch về hệ số giãn nở vì nhiệt của thép và bê tông khác nhau, tránh tình trạng rạn nứt bê tông do thép giãn nở ở nhiệt độ cao.
Đối với những kết cấu chịu nhiệt một mặt, hệ số gia cường bằng các neo théo có chiều dài thông thường từ 500 – 700mm, được gắn vào vỏ lò. Do đó, để giải quyết vấn đề về độ giãn nhiệt, nhà sản xuất sẽ chụp nhựa các đầu neo và quét lên lớp màng hữu cơ bọc thân neo.
Tuy nhiên, đối với những kết cấu tấm bê tông lớn, chịu nhiệt chịu lửa 2 mặt thì lại trở nên phức tạp hơn.
Vì những tấm bê tông chịu nhiệt chịu lửa 2 bề mặt không có vỏ lò để hàn neo, do đó, neo thép chịu nhiệt sẽ phải đóng thêm vai trò chịu tải uốn và kéo. Đơn giản hơn là, bạn có thể hiểu rằng, trường hợp của tấm van chặn ở đường ống khí nóng.
Ở đậy, chúng ta bắt buộc phải sử dụng thép chịu nhiệt gia cường có chiều dài lớn hơn theo 1 tỷ lệ nhất định và có kích thước phù hợp với kết cấu bê tông.
Các kiểu kết cấu cốt thép chịu nhiệt thanh đặc đan vào nhau thành lưới hoặc có dạng tấm thép lớn có hàn râu trên bề mặt cũng không giản quyết được vấn đề giãn nở vì nhiệt. Do đó, các dòng sản phẩm này nhanh chóng bị rạn nứt va hư hỏng sau 1 thời gian ngắn sử dụng.
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành của ngành vật liệu cách nhiệt đã tính toán, thiết kế và áp dụng kiểu kết cấu cốt thép chịu nhiệt chịu lửa đặc biệt. Trong đó cho phép bạn triệt tiêu vấn đề ứng suất giãn nở theo trục chiều dài của cốt thép mà sẽ chuyển đổi nó sang một dạng ứng suất theo bề mặt. Như vậy, giá trị tuyệt đối của hệ số giãn nở vì nhiệt sẽ giảm xuống nhiều.